
Home »
Hai bức ảnh này là hoàn toàn giống nhau hay khác góc chụp?
Bạn nghĩ 2 bức ảnh trên là chụp cùng một con đường nhưng khác góc chụp, khác độ cao của máy ảnh? Không chỉ mình bạn mà rất nhiều người khác đã sai bởi 2 bức ảnh là hoàn toàn giống nhau. Bức ảnh là một hiệu ứng đánh lừa thị giác hiện đang được bàn tán cực kỳ xôn xao trên các trang mạng lớn, bao gồm cả Reddit lãn Imgur.Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc
Một người dùng viết trên Reddit rằng: “Tôi có thể nói 2 bức ảnh là một nhưng có thứ gì đó khiến não tôi không muốn tin điều ấy là thật.” Người ta đã dùng nhiều cách để cố bắt não họ tin rằng 2 bức ảnh là hoàn toàn giống nhau, một trong số đó là dùng Photoshop như anh bạn Shroffinator trên Reddit. Cách làm của người này là đánh dấu 2 bức ảnh, sau đó cắt ra và đặt chồng lên nhau. Kết quả, tất cả các chi tiết đều trùng khớp. Tại sao lại như vậy?
![]()
Hai bức ảnh được cho vào PTS và đánh ký hiệu
![]()
Sau đó đặt đè lên nhau, rõ ràng là hoàn toàn giống tới từ Pixel
Tương tự như hầu hết các ảo ảnh thị giác trước giờ, hiệu ứng đánh lừa trong bức ảnh lần này có thể giải thích bằng cách não bộ chúng ta hoạt động. Một người dùng trên Reddit giải thích rằng: “Nguyên nhân là do có 2 con đường đều hướng về phía bên dưới của bức ảnh. Lúc này não của bạn sẽ cố nhìn nhận đây là một ngã 3 đường, do đó nó cố tìm cách nhìn nhận rằng 2 con đường ở 2 bức ảnh có góc độ khác nhau.”
Có ý kiến cho rằng hiệu ứng bên trên cũng giống như ảo ảnh thị giác nổi tiếng “bức tường cà phê” được quan sát lần đầu tiên bởi giáo sư thần kinh học Richard Gregory. Trong ảo ảnh này, tất cả những đường thẳng ngang đều tuyệt đối thẳng và song song nhau, tuy nhiên khi nhìn thì có vẻ như nó đang cắt nhau.
Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết: “Do cách những tế bào thần kinh trong não tương tác với nhau mà người ta sẽ nhìn thấy các đường chéo. Cụ thể, việc nhận thức những màu tối và sáng sẽ được đảm nhận bởi các tế bào thần kinh khác nhau. Và do cách sắp đặt đặc biệt của những ô đen trắng mà những phần khác nhau trong toàn bộ bức hình trắng đen này sẽ được não nhận thức sáng hơn hoặc tối hơn trong võng mạc.”
Tất nhiên, ảo giác xuất hiện trong bức hình đường phố lần này là phức tạp hơn so với các ô đen trắng nhưng về bản chất thì não bộ cũng bị đánh lừa theo cách tương tự. Một người dùng trên Reddit cho rằng ở bên trái của mỗi bức ảnh có một đường đen thẳng đứng và đó có thể làm cơ sở so sánh để “nhìn ra được sự thật là 2 bức hình giống nhau trong lúc chính nó cũng đang bị đánh lừa.”



Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét