Home » Tin Tức
Liệu cáp quang biển có dễ bị phá hoại làm "tắt điện" Internet toàn cầu?
Có thể bạn không nhận ra nhưng hầu hết hạ tầng phục vụ cho kết nối Internet nằm dưới các đại dương, dưới dạng mạng lưới cáp quang cỡ lớn, giúp truyền tải dữ liệu xuyên suốt giữa nhiều quốc gia. Cáp quang biển đóng vai trò quan trọng trong truyền thông toàn câu nhưng chúng hầu như không được bảo vệ vì vị trí lắp đặt dưới nước. An toàn cáp quang biển đang là chủ đề nóng gần đây khi giới chuyên gia cảnh báo rằng một sự phá hoại ngầm có thể làm gián đoạn kết nối Internet giữa các lục địa, chẳng hạn như giữa Mỹ và châu Âu.Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc
Những cảnh báo:
Theo tờ Guardian, người đứng đầu bộ quốc phòng Anh kiêm chủ tịch Ủy ban quân sự NATO - trung tướng không quân Stuart Peach nói rằng cáp quang biển một khi bị cắt sẽ "ngay lập tức phá vỡ thương mại quốc tế và Internet."
Cảnh báo của Peach lặp lại kết luận của một báo cáo năm 2017 được viết bởi thành viên nghị viện Anh - Rishi Sunak trong đó mô tả rằng khả năng làm gián đoạn lưu lượng truy cập Internet là "một mối đe dọa hiện hữu". Sunak nói hệ thống cáp quang kết nối Internet toàn cầu phần lớn được sở hữu và vận hành bởi các công ty tư nhân và chúng vẫn đang chịu trách nhiệm truyền tải thông tin giao dịch tài chính có giá trị lên đến 10 ngàn tỉ USD mỗi ngày.
Sự cố đứt cáp gây gián đoạn kết nối Internet vẫn thường xuyên xảy ra. Chẳng hạn như một báo cáo của Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ công bố năm 2010 cho biết hồi năm 2008, 3 tuyến cáp quang nằm ở Địa Trung Hải nối Ý với Ai Cập đã bị đứt, có thể do tàu hàng kéo mỏ neo gây ra khiến 80% kết nối Internet giữa châu Âu và Trung Đông tạm thời gián đoạn. Do đó hầu hết các máy bay không người lái của Không quân Hoa Kỳ ở Iraq thời điểm đó phải ngưng hoạt động do thiếu kết nối tin cậy cao và đây được xem là một mối đe dọa đến lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Vào năm 2015, tờ New York Times báo cáo rằng một tàu do thám của Nga có tên Yantar đã bị máy bay, vệ tinh lẫn tàu chiến Mỹ giám sát khi nó di chuyển chậm xuống vùng bờ biển phía đông Hoa Kỳ, gần nơi có hệ thống cáp biển . Con tàu này được cho là được trang bị 2 tàu lặn nhỏ có thể lặn xuống vùng nước sâu để cắt cáp. Một tàu do thám khác của Nga là Viktor Leonov cũng bị phát hiện di chuyển ngoài khơi Delaware hồi tháng 2.
Tuy nhiên trước khi lo lắng về một kịch bản Internet tựng dưng "tắt điện" do bị phá hoại ngầm thì các chuyên gia cho rằng hệ thống cáp quang biển mặc dù ít được bảo vệ nhưng kỳ thực lại rất bền bỉ và không dễ để một quốc gia thù địch hay một nhóm khủng bố tấn công vô hiệu hóa. Thực tế những sợi cáp quang đảm nhiệm truyền tải dữ liệu toàn thế giới rất mỏng, dày chưa đến 17 mm. Tuy nhiên chúng được bọc trong một ống kín với nhiều lớp dây thép chịu lực, đồng và polyethylene. Đối với những tuyến cáp nằm ở vùng nước nông hơn, thường đối mặt với nguy cơ bị cắt bởi mỏ neo hay các mối nguy hiểm nhân tạo khác thì chúng thường được bổ sung các lớp giáp bảo vệ. Ngoài ra còn có những hệ thống cáp chôn dưới đáy biển.
Keith Schofield - quản lý hiệp hội bảo vệ cáp quốc tế cho biết mỗi năm hệ thống cáp quang biển bị hư hại khoảng 200 lần - "một tỉ lệ hư hỏng rất nhỏ nếu so với mạng lưới cáp quang biển khi trải dài ra có thể lên đến hơn 1 triệu km kết nối giữa nhiều lục địa," Schofield nói.
Jim Hayes - chủ tịch hiệp hội cáp quang tại California nói rằng không dễ để có thể cắt đứt một tuyến cáp quang bên dưới biển sâu, chỉ có thể sử dụng tàu lặn với cánh tay robot và công cụ phù hợp mới có thể cắt được. Mạng lưới cáp quang biển dễ bị tổn thương hơn khi nó nằm gần bờ, tại những vùng nước nông, dễ tiếp cận. Lúc này thì không cần đến những công cụ chuyên dụng hay kiến thức chuyên môn, kẻ phá hoại nếu muốn có thể làm đứt đường cáp dễ dàng. Hayes nói: "Bạn chỉ cần thuê một chiếc tàu đánh cá cũ, gắn một cái mỏ neo lớn và bảo người ta kéo mỏ neo đến đường cáp là xong."
Địa điểm là chìa khóa sống còn!
Việc tấn công một tuyến cáp gần bờ có thể sẽ không gây ra sự gián đoạn đáng kể tại Hoa Kỳ hay tại những quốc gia công nghệ tiến tiến ở châu Âu và Đông Á bởi những nước này có vô số tuyến cáp nhằm đảo bảo nhu cầu truyền tải dữ liệu lớn và thông suốt. Hayes nói: "Kẻ phá hoại có thể làm chậm kết nối Internet tại New York nhưng không thể cắt đứt. Có những tuyến cáp khác dẫn đến đến cùng một địa điểm thành ra họ có thể dễ dàng đổi hướng, thay vì truyền tải theo hướng tây thì chuyển sang hướng đông. Internet hoạt động theo cách này."
Tuy nhiên, hành vi phá hoại có thể gây ra sự cố mất kết nối ở những khu vực như Trung Đông nơi có ít tuyến cáp hơn, được đặt tại những nơi như kênh đào Suez và eo biển Hormuz. Châu Phi với đường bờ biển rất dài của lục địa này cũng đang phụ thuộc vào 2 tuyến cáp chính và mức độ tổn thương rất cao.
Theo Nicole Starosielski - trợ lý giáo sư về truyền thông, văn hóa và viễn thông tại đại học New York cho rằng: "Bạn có thể làm gián đoạn mạng Internet trong thời gian dài nhưng chỉ với một số hình thức tấn công và địa điểm nhất định. Tại những nơi khác, lưu lượng truy cập có thể được tái định tuyến dễ dàng."
Theo: How Stuff Works
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét