
Home »
Một số kĩ năng công nghệ cơ bản mà anh em sinh viên sắp ra trường nên có
Sau thời gian làm sinh viên , rồi làm việc cùng các bạn sinh viên và sau này là hỗ trợ các bạn ấy, mình nhận ra có một số kĩ năng công nghệ mà anh em sinh viên nên "thủ sẵn" trong người. Chúng rất hữu ích cho cả cuộc sống lẫn công việc của bạn sau này.Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc
1. Kĩ năng Google
Có rất nhiều thứ bạn có thể tìm kiếm trên Google khi gặp phải một vấn đề cần giải quyết. Quan trọng là bạn phải nắm được từ khóa để tìm kiếm, nếu không thì bạn gần như phải "mò kim đáy biển". Bạn chẳng cần phải biết mẹo hay thủ thuật gì khi dùng Google cả, chỉ cần đọc qua bài này, mình có hướng bạn cách dùng Google hiệu quả . Bên dưới mình trích lại 1 đoạn mình từng viết:
Vậy làm sao để biết keyword khi cần tìm kiếm về một vấn đề nhất định? Có một số quy tắc mà mình thường áp dụng như sau:
- Nếu đang tìm kiếm tên một địa danh, một vị trí, một điểm đến, một người nào đó, hay bất kì thứ gì là danh từ riêng: chắc chắn phải thêm tên đó vào. Ví dụ: "Sài gòn", "Đà Lạt", "Taylor Swift", "Steve Jobs", "Mario", "kính Hubble", "NASA", "Tử Cấm Thành", "sách Pháo Đài Số", "iPhone 10 Plus++"
- Nếu đang tìm kiếm một thông báo, một lỗi, chắc chắn phải ghi nguyên văn vào. Ví dụ: "Your PC ran into a problem and needs to restart", hay "Đã phát hiện lớp phủ màn hình". Nếu có mã lỗi thì càng tốt vì nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ví dụ: "Error x878000E"
- Nếu đang tìm hiểu về một vấn đề chuyên ngành hoặc mang tính đặc thù cao, hãy gõ tên đặc thù của cái mà bạn đang tìm hiểu. Ví dụ: "database engine", "machine learning", "hack phone", "jailbreak", "python", "web programming"
- Đừng chỉ dùng keyword tiếng Việt: đôi khi bạn cần tìm kiếm về một chủ thể nào đó nhưng tìm mãi theo cụm từ tiếng Việt mà lại chẳng có gì liên quan. Khi đó, nếu biết tiếng Anh nó gọi là gì, hãy chuyển sang dùng keyword tiếng Anh xem sao.
![]()
Ở trên chỉ là những keyword giúp bạn hiểu được một cách tổng quát về "chủ thể" mà bạn cần tìm kiếm thôi. Trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn cần thêm keyword theo sau để Google biết bạn đang muốn tìm cái gì liên quan tới chủ thể đó, có thể làm cách sửa lỗi, có thể là vị trí, có thể mật độ dân số hay cách học hỏi chẳng hạn. Bạn cần phải nói điều đó ra thì Google mới biết mà giúp bạn. Một vài keyword về "hành động" mà mình thường dùng là:
Tiếng Anh thì xài mấy cái này
- Cách sửa lỗi + <keyword chủ thể>
- Làm sao để + <keyword chủ thể>
- Cách + <keyword chủ thể>
- <keyword chủ thể> + là gì
- Làm sao để học + <keyword chủ thể>
- Học + <keyword chủ thể> + như thế nào
- <keyword chủ thể> + mua ở đâu
- <keyword chủ thể> + giá bao nhiêu
- How to fix + <keyword chủ thể>
- How to + <keyword chủ thể>
- How to learn + <keyword chủ thể>
- Getting started with + <keyword chủ thể>
- Where is + <keyword chủ thể>
- What is + <keyword chủ thể>
2. Google Maps sẽ là bạn của bạn mỗi khi không biết đường
Ngày xưa không biết đường thì chúng ta hỏi những người sống ở gần khu đó, ngày nay mọi thứ đều có sẵn trong túi quần của bạn, nó gọi là Google Maps. Trước khi di chuyển tới một địa điểm nào đó, thay vì gần tới mới lo mò đường, bạn hãy tìm hiểu trước từ nhà. Bằng cách này bạn vừa yên tâm chạy xe tới thẳng chỗ cần tới, vừa có thể chọn được con đường tối ưu (Google Maps sẽ chỉ bạn).
Tương tự, lúc đi du lịch xa, nếu có ý định tự lái xe, bạn cũng nên tìm hiểu đường đi nước bước bằng Google Maps. Mọi thứ đều có hết trên đó đó, trừ các cung đường quá ít người đi hoặc quá bí hiểm thì phải hỏi dân địa phương hay những người đi trước.
3. Word, Excel, PowerPoint
Dù bạn học ngành gì đi nữa thì khả năng cao là bạn sẽ phải đụng tới bộ 3 ứng dụng văn poòng này, và bạn cần nhuần nhuyễn chúng để khi ai đó gửi việc cho bạn thì bạn có thể xử lý tốt. Bạn không cần phải quá rành rọt, nhưng các thứ cơ bản thì phải biết nhé, nhất là sinh viên công nghệ . Tuy sinh viên công nghệ thì ít khi dùng tới Excel, Word, nhưng có thêm kĩ năng đó sẽ giúp bạn nhiều vì khi đi làm bạn vẫn phải làm việc với các bộ phận khác trong công ty.
Để học các ứng dụng văn phòng này, bạn có thể tìm các khóa online miễn phí, người ta dạy và hướng dẫn khá nhiều. Không rõ anh em ở các tỉnh thành khác thì như nào, còn ở Tp.HCM thì học sinh cấp 3 được dạy tin học, có đủ hết các kĩ năng cơ bản ở trên.
4. Gửi email đúng cách
Reply, Reply All, Forward là ba chức năng cơ bản của email nhưng mình để ý nhiều anh em sinh viên vẫn chưa dùng đúng cách, nên khi mới bắt đầu đi làm thì thường chỉ reply cho 1 người trong khi đúng ra phải trả lời hết tất cả. Cơ bản vầy thôi, anh em để ý nhé:
+ Reply: trả lời cho chỉ người gửi
+ Reply all: trả lời cho cả người gửi thư cho bạn lẫn những người khác và những người được CC
+ Forward: chuyển tiếp nội dung thư cho một người thứ 3 không nằm trong cuộc hội thoại.
Bạn xem thêm ở đây nhé: https://tinhte.vn/threads/giai-thich-cach-dung-nut-reply-reply-all-va-forward-trong-email.3002371/ .
À, anh em cũng nhớ để cách trả lời qua email cho phù hợp với đối tượng giao tiếp nhé. Có khi trao đổi với đồng nghiệp thân thiết mà viết nghiêm trọng quá thì cũng không hay, trong khi trao đổi với đối tác bên ngoài mà dễ dãi quá thì cũng không phải là cáchCái này bạn sẽ quan sát cách email của người khác và dần dần học theo là được.
5. Hiểu biết cơ bản về xe máy
Xe máy cũng là công nghệ, và nó sẽ là thứ bạn dùng mỗi ngày nên bạn cần hiểu một chút về cách nó vận hành, cách bảo dưỡng xe máy sau khi đã đi một thời gian, và các lỗi thường gặp khi đi xe máy để không mắc phải. Nhiều khi mình thấy anh em đi xe lâu thật lâu tới mức nó lỏng sên mà anh em cũng không biết để đi tăng sên thì xót lắm.
Để biết được sơ sơ về xe máy, anh em theo dõi Xe Tinh tế ở địa chỉ xe.tinhte.vn nhé, bọn mình đang cố gắng làm ngày càng nhiều nội dung dạng kiến thức cơ bản này để anh em biết và chăm sóc chiếc xe của mình tốt hơn, đổi lại xe sẽ phục vụ bạn lâu hơn và ít bị lỗi vặt hơn.
6. Hãy tìm hiểu để biết mình thích gì
Mấy năm đầu sau khi ra trường bạn nên dành thời gian thử sức ở những lĩnh vực mà bạn nghĩ là bạn thích và có thế mạnh. Lưu ý là phải có cả 2 yếu tố, thích + có thể mạnh nhéBiết đâu bạn sẽ tìm ra một công việc mà bạn thích hơn cả thứ bạn đang làm thì sao? Mình đã từng là như thế, tưởng mình sẽ đi theo con đường làm software nhưng sau đó data mới là lẽ sống của đời mình.
Chủ Nhật rảnh rỗi ngồi chia sẻ với anh em sinh viên một số thứ như vậy, chúc anh em học tốt, tìm được việc ngon và sống vui vẻ, được làm những gì mình thích nhé.



Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét