Home » Tin Tức
Muốn bình an, may mắn hãy trồng ngay cây thường xuân
Không chỉ là cây cảnh thông thường, cây thường xuân còn được coi như một loại cây phong thủy với nhiều ý nghĩa và là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh.
Cây thường xuân là một loại cây được nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây quen thuộc trong các gia đình Việt với ý nghĩa phong thủy cũng như tác dụng không ngờ của nó trong lĩnh vực y học.
Thường xuân – loại dây leo thuộc họ ngũ gia – cuống dây có mọc rễ, cành non phủ lông, có dạng vảy cá. Lá mọc cách nhau, xanh bóng mượt. Hoa nở vào tháng 8 – 9, hoa nhỏ, 5 cánh, màu vàng nhạt, thơm thoang thoảng, có hình chiếc dù. Tháng 9 – 10 thì hoa kết quả, có màu đỏ hoặc màu vàng, hình cầu nhỏ.
Đặc điểm của cây thường xuân
Một số tên khác nhau của thường xuân như cảnh dây nguyệt quế, dây lá nho hay cây vạn niên… Cây thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loài thực vật thuộc chi dây thường xuân (Hedera), Họ cuồng cuồng (Araliaceae). Đây là loại cây leo, có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng để tạo màu xanh và để làm hàng rào.
Thường xuân – loại dây leo thuộc họ ngũ gia – cuống dây có mọc rễ, cành non phủ lông, có dạng vảy cá. Lá mọc cách nhau, xanh bóng mượt. Hoa nở vào tháng 8 – 9, hoa nhỏ, 5 cánh, màu vàng nhạt, thơm thoang thoảng, có hình chiếc dù. Tháng 9 – 10 thì hoa kết quả, có màu đỏ hoặc màu vàng, hình cầu nhỏ.
Trên thân dây của thường xuân có nhiều đốt, ở mỗi đốt sẽ có lá và rễ phát triển để giúp cây bám chắc, đối với cành non thường có lông phủ dạng vảy cá, lá non có màu xanh nhạt và đậm dần khi trưởng thành.
Cây thường có hoa vào đầu thu, hoa nhỏ có 5 cánh, cánh hoa chụm lại như hình chiếc ô, màu vàng nhạt, hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Sau khi cây ra hoa từ 1 – 2 tháng sẽ thành quả, quả thường xuân có màu hơi đỏ hoặc màu vàng.
Thường xuân được trồng trong nhà thường ít có hoa và quả, nếu cây được trồng ngoài vườn, trồng làm hàng rào được phơi nắng trực tiếp thì khả năng ra hoa và quả sẽ cao hơn. Cây mọc dạng rủ, thích hợp với điều kiện không khí trong nhà nên rất phù hợp để trang trí phòng, quán cà phê, quán hát, phòng nghỉ, phòng họp, nhà hàng, khách sạn…
Tham khảo:
Tham khảo:
Ý nghĩa của cây thường xuân
Đây là loại cây được nhiều gia đình chọn trồng trong nhà vì chúng có thể hấp thụ được những chất có hại như: aldehyde formic, benzen, phenol,... và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc.
Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.
Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Với sức sống mãnh liệt của mình, cây thường xuân còn mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ.
Ngoài ra cây Thường xuân còn được nhiều người dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau như giải độc, hạ đường huyết
Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ. Các vật liệu này sẽ thải ra formaldehyde rất chậm theo thời gian. Hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao có thể gây ra các kích thích mắt, làm chảy nước mắt và đau đầu, nóng trong cổ họng, khó thở và ung thư.
Là loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả trong mùa đông giá rét. Với sức sống mãnh liệt của mình, cây thường xuân còn mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ.
Ngoài ra cây Thường xuân còn được nhiều người dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau như giải độc, hạ đường huyết
Vì vậy, nó được xem là loại cây rất tốt theo phong thủy, là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng thăng chức, khai trương. Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý nghĩa.
Bạn có thể bày thường xuân tại nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Nên để cây gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng. Có thể treo thường xuân ở ban công nhưng tránh ánh sáng quá mạnh.
Để cây phát huy hiệu quả về mặt phong thủy, nên treo cây ở hướng Đông, Đông Bắc, Đông Nam của căn phòng.
Xem thêm:
Xem thêm:
Chăm sóc cây thường xuân
Cây thường xuân là loại cây xanh tốt quanh năm, có sức sống mãnh liệt, có thể thích nghi được với thời tiết giá rét nhưng không chịu được nắng nóng, môi trường có nhiệt độ cao. Cây thuộc loại rất dễ chăm sóc, dễ sống.
Là loại cây ưa nơi râm mát và ẩm ướt nên cây cần thường xuyên cung cấp nước, bạn có thể tưới nước 1 tuần 2 lần cho cây thường xuân nếu để trong nhà, và có thể tưới hàng ngày nếu để cây ngoài trời thời tiết mùa hè khô nóng. Cách tốt nhất là dung bình phun sương tưới trực tiếp lên trên bề mặt lá.
Thường xuyên cắt tỉa các lá bị hư, héo úa. Lau chùi hoặc xịt bóng lá để cây bóng bẩy và đẹp bắt mắt hơn.
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây thường xuân phát triển là từ 15 – 25 độ C, cây cần ánh sáng để quang hợp và phát triển có thể là ánh sáng đèn huỳnh quang cũng được.
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây thường xuân phát triển là từ 15 – 25 độ C, cây cần ánh sáng để quang hợp và phát triển có thể là ánh sáng đèn huỳnh quang cũng được.
Cây thường xuân ưa thích loại đất giữ ẩm tốt, tơi xốp, bạn có thể trộn xơ dừa, tro, trấu, mùn cưa, phân bò khô… để tạo ra loại đất ưa thích cho cây phát triển tốt.
Hãy chọn những dây đã có rễ cắt ra và giâm xuống đất, chúng sẽ phát triển thành một cây mới. Hoặc có thể chọn các cây khỏe cắt 1 đoạn khoảng 20 cm, sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 10 ngày. Sau khi thấy rễ đã nhú ra khỏe mạnh mới đem trồng vào trong đất, nên để đất hơi ẩm ẩm nhưng không được ướt để cây có thể nhanh ra rễ mới.
MiMo
MiMo
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét