
Cách dạy con lạ đời của Steve Jobs và Bill Gates: Sếp tổng công nghệ nhưng lại cấm tiệt con dùng điện thoại?
Các thiết bị công nghệ nói chung và smartphone nói riêng tuy mang rất nhiều ưu điểm tiện lợi nhưng vẫn không thể phủ nhận có những mặt trái tiêu cực luôn đi kèm với chúng, đặc biệt là các vấn đề tâm lý và tinh thần ảnh hưởng tới người dùng. Không phải tự nhiên Tổ chức Y tê Thế giới (WHO) đã khuyến cáo trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên được tiếp xúc với màn hình điện tử tối đa 1 tiếng/ngày, cũng như cách mà các lãnh đạo hàng đầu của làng công nghệ như Steve Jobs và Bill Gates nghiêm nghị cấm cản chính con cái mình sử dụng chúng.
Bill Gates - một trong những ông trùm quyền lực nhất của đế chế công nghệ - công khai chia sẻ về thói quen dạy con bằng cách giới hạn thời gian dùng đồ công nghệ tại nhà.

Bill Gates và con gái.
Ông thẳng thắn cho biết các con của mình không được phép sở hữu điện thoại cá nhân cho tới năm 14 tuổi, đồng thời mọi hoạt động dùng đồ công nghệ điện tử phải có sự cho phép và hạn chế chặt chẽ.
Steve Jobs - cố CEO Apple - là người sáng lập nên iPad cùng những thành công vang dội nhưng chưa bao giờ dễ dàng cho phép con được dùng chúng.

Năm 2011, Jobs bất ngờ trả lời phỏng vấn tờ New York Times và tiết lộ cách mình giáo dục con theo hướng không ai nghĩ tới. Đường đường là một trong những chủ nhân của thương hiệu công nghệ đắt giá nhất hành tinh, ông lại cấm các con không được dùng iPad do chính mình sáng lập và sản xuất nên.
Tony Fadell - cha đẻ của iPod, một trong những người rất hiểu Steve Jobs do làm việc lâu năm - cũng có những lời trần tình đồng thuận với tính cách trên. Ông cho rằng nếu Jobs còn sống tới ngày hôm nay, chắc chắn vị cố CEO này sẽ lập ra nhiều dự án phổ cập kiến thức về chứng nghiện công nghệ vì đó thật sự là một vấn đề nghiêm trọng đối với Jobs.
Các CEO nổi tiếng khác như Evan Spiegel (Snapchat) và Sundar Pichai (Google)... cũng có chung quan điểm như vậy.

CEO Evan Spiegel (Snapchat)
Cũng là CEO của một trong những mạng xã hội nổi tiếng nhất cho giới trẻ nhưng Spiegel và vợ Miranda Kerr chỉ cho con mình sử dụng thiết bị điện tử 1,5 tiếng/tuần, đồng nghĩa với việc mỗi ngày chỉ trung bình hơn 10 phút. Trong khi đó, CEO Google Sundar Pichai chưa cho con dùng điện thoại cá nhân và còn hạn chế cả giờ xem TV.
Các trường đào tạo ở đại bản doanh công nghệ Silicon Valley cũng áp dụng các phương thức dạy học rất "cổ điển" chứ không màu mè hoa lá đầy màn hình thiết bị như cách ta tưởng tượng.

Đó là thói quen ở hầu hết các trường thông thường. Phấn và bảng cùng bút chì vẫn là công cụ chính để dạy và học, bởi họ chú trọng vào kỹ năng mềm trước tiên, hơn là khả năng lập trình hay những thứ cao siêu khác. Ngoài ra, các lớp học sáng tạo tự thân hoặc tham gia tương tác tập thể cũng được tổ chức nhiều. Ở một số ngoại lệ, các trường học chỉ dùng công nghệ để trợ giúp vấn đề thiếu hụt nhân lực thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.



- RAVPower đem hàng loạt phụ kiện sang, xịn, mịn từ Mỹ về Việt Nam, bạn biết chưa?
- Làm thế nào vi khuẩn kháng được kháng sinh: Dùng kế ve sầu thoát xác
- YouTuber thử gập Galaxy Fold 120.000 lần liên tiếp, sau đó thả rơi từ 1,8m để kiểm chứng độ bền
- Cypher - anh hùng có sức mạnh tưởng chừng vô dụng nhất Marvel, nhưng vào thời điểm hiện tại thì lại rất mạnh
- Điểm danh những đối thủ sừng sỏ mà Tesla phải đối mặt tại Trung Quốc
- Sếp Huawei, Xiaomi đều rất chăm đánh bóng tên tuổi trên MXH, nhưng sao OPPO và Vivo lại không có ông sếp nào như thế?
- Sau bao tháng ngày chờ đợi, cuối cùng Red Dead Redemption II cũng chính thức lên PC!
- Những phát kiến thiết thực của Samsung trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
- Doanh số phụ kiện Thế Giới Di Động tăng nhanh nhờ thương hiệu AVA
- Apple không còn là "công ty iPhone"
- Điều CEO Google "không dám nói" tại sự kiện vừa qua
- Trên thế giới chỉ còn 6 hãng smartphone đáng để nói tới
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét