Văn khấn Ông Hoàng Mười và những điều cần biết
Văn khấn Ông Hoàng Mười, những điều cần biết khi đi đền Ông Hoàng Mười, nên cầu gì khi đi đền ông Hoàng Mười, thời gian tổ chính lễ là khi nào, chuẩn bị lễ vật ra sao hãy cùng tìm hiểu.
Đền ông Hoàng Mười là một trong những di tích lịch sử của dân tộc Việt. Địa danh này nằm tại tỉnh nghệ An. Hàng năm không chỉ có người dân tại Nghệ An mà du khách thập phương cùng đến đây rất đông để hành lễ và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và những người thân yêu.
Mục lục bài viết
Văn khấn ông Hoàng Mười
1. Sự tích đền ông hoàng mười
Truyền thuyết kể lại Thánh ông Hoàng Mười là con của Đức vua cha Bát Hải Động Đình đầu thai thành vị tướng tên Lê Khôi dưới triều Lê, giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh. Khi đất nước đã thái bình, Ông lại theo lệnh vua cha hóa thân về trời. Từ đó, người Dân Nghệ An gọi ông là “Đức thánh minh”, và lập nên đền thờ để hậu thế có thể đời đời tưởng nhớ.
Về địa điểm đền ông Hoàng Mười, thì hiện nay có hai nơi thờ cúng ông Hoàng mười, một đền là đền Củi tại xã Xuân Hồng; huyện Nghi Xuân; tỉnh Hà Tĩnh và hai là Đền Ông Hoàng Mười tại Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An. Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam.
2. Đi đền ông Hoàng Mười cầu gì
Ông Hoàng Mười chính là vị thánh chuyên ban lộc về công danh sự nghiệp theo quan niệm của giới hầu đồng. Bởi vậy, ai ai khi tới đay cũng cầu mong xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm, đây cũng chính là lý do khiến những đền thờ ông Hoàng Mười luôn tấp nập du khách mỗi dịp đầu xuân năm mới.
Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày chính tiệc, du khách thập phương nô nức tìm đến chiêm bái tập nập, trải dài đến tận đôi bờ sông Lam. Người ta dâng ông: cờ quạt bút sách … để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
văn khấn ông hoàng mười
3. Lễ hội ông Hoàng Mười
Phần lễ:
- Sáng 14/3 âm lịch: Lễ yết cáo
- Tối 14/3 âm lịch: Lễ đại tế
- Sáng 15/3 âm lịch: Lễ dâng hương
- Tối 15/3 âm lịch: Lễ yết cáo
- Tối 09/10 âm lịch: Lễ đại tế
- Sáng 10/10 âm lịch: Lễ tưởng niệm, dâng hương
- Tối 10/10 âm lịch: Lễ tạ
Phần hội:
- Chiều 14/3 và chiều ngày 9/10 âm lịch: rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền.
- Chiều 15/3 và chiều ngày 10/10 âm lịch: hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người.
- Sáng 16/3 và chiều ngày 11/10 âm lịch: rước sắc bằng thuyền từ đền về nhà thờ họ Nguyễn tại làng Xuân Am.
4. Ông Hoàng Mười
Ông Mười trấn thủ Nghệ An
Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày
Hay nói về tài đức của ông cũng có đoạn (cả trong hát văn và những câu hò xứ Nghệ):
“Gươm thiêng chống đất chỉ trời
Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung
Hai vai nặng gánh cương thường
Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”
“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt
Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa
Cung gươm lên ngựa đề cờ
Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”
“Chí anh hùng ra tay cứu nước
Đi tới đâu giặc bước lui ngay
Việt Nam ghi chép sử dày
Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”
“Năm cửa ô tới Đô Thành
Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”
Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:
“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi
Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi
Ước cũ duyên xưa có thế thôi”
Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:
“Đất lề quê thói Nghệ An
Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”
Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:
“Muối đã mặn ba năm còn mặn
Gừng đã cay chín tháng vẫn cay
Ghế ông tình nặng nghĩa dày
Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”
“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh
Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”
5. Những lưu ý khi đến Đền Ông Hoàng Mười
- Ông Hoàng Mười là người chuyên phát lộc về công danh, sự nghiệp , bà ban cho các con nhang đệ tử về mặt sức khỏe, học hành, công việc, công danh, bình an. Đặc biệt là cầu công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi, phát tài phát lộc, mọi việc suôn sẻ.
- Thời gian thích hợp nhất đến lễ ông Hoàng Mười là sau giao thừa . Sau giao thừa bạn có thể đến lễ bất cứ lúc nào. Thường có hai mùa cao điểm du khách tìm đến đền Ông Hoàng Mười là hết tháng 3 âm lịch và vào tháng 10 âm lịch.
- Lễ vật khi tới đền Ông Hoàng Mười bao gồm cả mặn và ngọt : 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang. 1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương. 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây 1. Mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, nén nhang, tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ). 1 mâm hoa, quả, cau, trầu, tiền dương, chai nước…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét